Bị trầy xước da không nên ăn gì?
Đối với những vết trầy xước ngoài da, ngoài việc tìm hiểu cách điều trị thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương. Bị trầy xước không nên ăn gì và nên ăn gì? Nhiều người tự hỏi mình câu hỏi này.
1. Nhóm chất cần thiết cho da bị trầy xước.
Không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa lành vết cắt và vết trầy xước, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp chúng lành nhanh hơn. Điều này là do những thực phẩm này có khả năng giảm viêm, tăng cường sản xuất tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết để phục hồi.
Dưới đây là 7 nhóm chất mà bạn nên đưa vào thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C rất cần thiết để chữa lành vết thương ngoài da, có thể thúc đẩy quá trình lành da. Ngoài ra, vitamin C cũng có thể tạo ra protein collagen, tăng tốc độ chữa lành mô sẹo. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ổi, ớt, dâu tây và rau lá xanh.
Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A cũng có thể thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, điều quan trọng đối với việc sửa chữa và tái tạo da. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm sữa nguyên chất, rau màu vàng và cam, trái cây màu đỏ, cá, rau lá xanh đậm, hạt hướng dương, cà rốt và khoai lang.
Thực phẩm giàu protein: Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm giàu protein sau khi bị thương hoặc vết thương trầy xước da. Thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa làn da bị tổn thương và xây dựng collagen. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là thành phần giúp cơ thể tổng hợp protein, sử dụng chất béo và sản xuất collagen, thúc đẩy sự phát triển và chữa lành các mô bị tổn thương. Kẽm cũng đóng vai trò bảo vệ da khỏi viêm và nhiễm trùng. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu, các loại hạt, thịt đỏ và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu vitamin B: Nên ăn gì khi bị trầy xước thì Vitamin B là nhóm thực phẩm giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương bằng cách tăng tổng hợp protein và giúp tế bào da lành nhanh hơn bằng cách tăng số lượng sợi tiết ra collagen. Các loại thực phẩm như cá, rau xanh, các loại đậu, hạnh nhân, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, hạt vừng, đậu nành và dưa hấu đều chứa vitamin B.
Thực phẩm giàu chất sắt: Sắt là thành phần chính của huyết sắc tố, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Không nhận đủ chất sắt có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm nội tạng, ngũ cốc, bánh mì,..
Thực phẩm giàu canxi: Canxi rất quan trọng cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hỗ trợ co cơ, điều hòa nhịp tim và chức năng thần kinh bình thường. Sữa là một trong những nguồn giàu canxi nhất. Các nguồn canxi tốt khác là sữa chua, sữa đậu nành, muesli, nước cam, cá mòi và rau xanh.
2. Bị trầy xước không nên ăn gì?
Để tránh vết thương lâu lành và giảm thiểu sẹo, nên tránh những thực phẩm sau khi bị trầy xước da:
Rau muống: Rau muống không thích hợp cho những người bị đứt tay, trầy xước nặng. Rau muống có chứa các thành phần như leucine, valine, threonine, madecassol có thể gây sẹo lõm.
Thịt gà: là thực phẩm giàu protein và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vùng da bị tổn thương hay trầy xước thì không nên dùng thịt gà, vì vết thương có thể bị ngứa, nhất là khi da non mọc.
Hải sản: Cua, ghẹ, tôm… là những thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, chúng có khả năng kích thích hình thành tế bào ở vết thương và gây sẹo lồi.
Lạc (đậu phộng): Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không tốt cho những người hay bị trầy xước da. Nguyên nhân là do trong đậu phộng có hàm lượng chất đông máu rất cao, làm tăng cơn đau, viêm nhiễm và làm giảm khả năng lành vết thương.
Trứng gà: Lòng trắng trứng gà có chứa protein và glucose. Đây là những thành phần có thể gây tăng sinh collagen mô sợi và thoái hóa đùn da, dễ hình thành sẹo lồi. Do đó, nên hạn chế ăn trứng để thúc đẩy quá trình lành vết thương và tránh để lại sẹo xấu xí trên da khi trầy xước.
3. Bị trầy xước nên ăn gì cho mau lành vết thương?
Bên cạnh việc tránh xa những thực phẩm dễ để lại sẹo khi trầy xước da, bạn cũng cần lưu ý những thực phẩm tốt cho quá trình lành vết thương như:
Các loại rau xanh: Rau má, rau chùm ngây, mồng tơi, xà lách, hành tây… đều được coi là những thực phẩm rất lành tính, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành da nên cực kỳ hữu ích trong việc giảm sẹo hiệu quả lành da bị trầy xước.
Thịt lợn nạc: Thịt lợn nạc là một trong những loại thịt giàu dinh dưỡng, rất lành tính và rất thích hợp cho những người muốn phục hồi làn da bị tổn thương.
Nghệ tươi: Hoạt chất curcumin trong nghệ tươi được coi là “thực phẩm vàng” trong việc phục hồi các tổn thương trên da nhờ khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn cực mạnh.
Trái cây: Sử dụng trái cây có thể giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chữa lành các tổn thương trên da và làm mờ sẹo hiệu quả.
4. Cách chăm sóc vết xước da đúng cách tại nhà?
Bước 1: Xử lý vết thương: Rửa sạch vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ.
Bước 2: Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương
Bước 3:Dùng băng gạc vô trùng khô băng vết thương
Bước 4: Làm sạch vết thương, kiểm tra và thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương lành hẳn và vết sẹo biến mất một cách hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc “ Bị trầy xước da không nên ăn gì? và nên ăn gì cho lành vết thương?”.
Xem thêm: Viên uống collagen