Bụng căng tức, khó chịu

598

Hiện tượng bụng căng tức, khó chịu là biểu hiện của tình trạng chướng bụng, đây là tình trạng khí tích tụ đầy trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy bụng bị đầy và căng lên khó chịu. Mặc dù đây không phải là vấn đề nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng ta cần phải có biện pháp làm giảm tình trạng khó chịu này cũng như có cách phòng tránh, chữa trị kịp thời để có thể tránh những biến chứng và tác động xấu đến sức khoẻ của chúng ta sau này.

Nguyên nhân gây bụng căng tức, khó chịu

Bụng căng tức, khó chịu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đối với trẻ nhỏ thì là do tình trạng đi ngoài thường xuyên cùng với các cơ quan tiêu hoá còn non chưa phát triển một cách hoàn thiện. Còn ở người trưởng thành thì nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc do mắc một số bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: những người có thói quen ăn uống không lành mạnh thường sẽ gặp phải tình trạng này, khiến cho hệ tiêu hoá bị rối loạn và cơ thể khó chịu. Một số thói quen ăn uống xấu như: thường xuyên ăn các món tươi sống, chế biến không sạch sẽ, ăn thực phẩm tái, sử dụng các chất kích thích hay ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ cay nóng,… Chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có cơ hội tấn công hệ tiêu hoá hơn. Ngoài ra việc nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện cũng dẫn đến tình trạng bụng căng tức.
  • Do các bệnh về đường tiêu hoá: khi mắc các bệnh về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, vi khuẩn HP,…cũng có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó chịu bụng bị căng tức. Do sự suy giảm và làm việc kém hiệu quả của các cơ quan chức năng khiến cho thức ăn không được tiêu hoá một cách tốt nhất.
  • Người bị trào ngược dạ dày: lượng axit trong dạ dày tiết ra kích thích đến niêm mạc của vùng thực quản, gây ra các cơn đau dẫn đến bụng căng tức lên trông thấy.
  • Stress kéo dài: yếu tố tâm lý cũng gián tiếp tác động đến hệ tiêu hoá của chúng ta. Khi tinh thần bị căng thẳng, áp lực không thoải mái, mất ngủ thường xuyên sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó các chức năng hoạt động của ruột làm việc kém hiệu quả gây khó tiêu và khó chịu cho bụng.

Một số cách khắc phục

Sau đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng bụng căng tức, khó chịu:

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý và lành mạnh.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để bổ sung vitamin, nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, trong khi ăn nên tập trung ăn, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa ăn vừa xem truyền hình.
  • Hạn chế ăn đồ ăn còn tươi sống, các thực phẩm chiên dầu, cay nóng, nhiều tinh bột.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Mỗi ngày phải uống đủ 2 lít nước để cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tối đa nhất
  • Làm việc điều độ không nên quá sức, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, ngoài ra cần dành thời gian để tinh thần được thư giãn, giải tỏa stress.

nguồn: https://sacngockhang.com/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail