Thuỷ đậu mọc trong miệng

299

Bệnh thuỷ đậu là một loại bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh và bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em. Mặc dù bệnh thuỷ đậu là bệnh vốn lành tính và không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm não hay sốc nhiễm trùng. Các nốt thuỷ đậu mọc trong miệng sẽ gây nhiều đau đớn cho trẻ cũng như khó khăn trong việc ăn uống, chính vì thế các bà mẹ cần phải chăm sóc trẻ đúng cách. Để các bà mẹ ông bố có thêm thông tin cũng như các cách chữa trị chăm sóc cho con mình một cách hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ là gì?

Thuỷ đậu còn được dân gian gọi là bệnh trái rạ là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện vào mùa hè. Bệnh rất dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có thể bùng phát thành dịch dễ dàng. Sau khi mắc bệnh trẻ thường có biểu hiện sốt cao 38-39 độ, cơ thể mệt mỏi, uể oải, lười vận động, chán ăn. Sau đó bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban dạng phỏng nước trên da khiến trẻ bị ngứa khó chịu, sau một thời gian các nốt ban vỡ sẽ để lại các vết lầy trên da, nếu được chăm sóc đúng cách, kỹ càng và không bị nhiễm trùng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không để lại sẹo.

Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng, viêm da và sẹo, viêm phổi, nhiễm trùng máu,…

Thuỷ đậu mọc trong miệng có nguy hiểm không?

Bệnh thuỷ đậu có thể diễn biến nặng nhẹ tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và độ tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ thì các nốt ban sẽ mọc ít, thưa thớt và nhỏ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nặng thì các nốt thuỷ đậu mọc một cách dày đặc, ở khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là thuỷ đậu mọc trong miệng, đây được xem là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh. Khi các mụn nước mọc trong miệng sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt ăn uống vệ sinh hàng ngày. Đồng thời các nốt thuỷ đậu trong miệng cũng gây không ít khó khăn cho quá trình điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng và chuyển sang giai đoạn phức tạp hơn.

Một số dấu hiệu khi phát bệnh của trẻ:

  • Trẻ hay quấy khóc, chán ăn, bỏ ănbị đau rát khi ăn
  • Luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu trong khoang miệng
  • Khi kiểm tra khoang miệng của trẻ thấy có các nốt mụn nước đỏ xuất hiện

Một số lưu ý khi điều trị bệnh thuỷ đậu mọc trong miệng

Cũng giống như cách điều trị thuỷ đậu thông thường thì việc điều trị bệnh thuỷ đậu mọc trong miệng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, nên việc điều trị chủ yếu là đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là một số lưu ý:

  • Hằng ngày chúng ta cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý (đặc biệt là sau mỗi khi ăn uống) để giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công gây viêm da, nhiễm khuẩn huyết.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh việc làm vỡ các nốt mụn nước gây nhiễm khuẩn và lây lan cho các vùng khác trong khoang miệng.
  • Không nên cố gắng làm vỡ các nốt mụn nước ở trong miệng có thể gây đau đớn hoặc làm tăng nguy cơ mụn nước lây lan và mọc dày hơn.
  • Cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Nên ăn các loại đồ ăn được chế biến lỏng như cháo, súp, thức ăn được xay nhuyễn, băm nhỏ để dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn;

Ngoài ra còn cần phải kiêng các loại thức ăn gây ngứa hoặc để lại sẹo. 

Tham khảo: sắc ngọc khang bị thu hồi, sắc ngọc khang bị thu hồi, sắc ngọc khang bị thu hồi, sắc ngọc khang bị thu hồi, sắc ngọc khang bị thu hồi,sắc ngọc khang bị thu hồi,sắc ngọc khang bị thu hồi,sắc ngọc khang bị thu hồi,sắc ngọc khang bị thu hồi,sắc ngọc khang bị thu hồi

 

.

 

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail