ĐAU ĐẦU CÓ NÊN GỘI ĐẦU KHÔNG?

Đau đầu có nên gội đầu không? Tuy nhiên, câu trả lời còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu và tình trạng của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu

Tìm hiểu bệnh đau đầu, nguyên nhân và các loại của bệnh

1.1. Đau đầu do bệnh lý

Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm:

  • Tăng nhãn áp: Bệnh lý liên quan đến thần kinh mắt có thể gây đau đầu. Đặc biệt khi kết hợp với các tình trạng rối loạn điều tiết hoặc tăng nhãn áp. Những cơn đau đầu này thường mạnh hơn và đi kèm với các triệu chứng như đỏ mắt, giảm thị lực…
  • Thiếu máu lên não: Gây nên các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt…
  • Bệnh lý mãn tính: Lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp… đều có thể gây nên chứng đau đầu.

Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm:

  • Tai biến mạch máu não: Nếu bạn bị đau đầu liên tục và cùng với các triệu chứng như nôn mửa, giảm thị lực, mất cân bằng, hoặc khả năng nói bị suy giảm, có thể đây là dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não. 
  • Khối u não: Bệnh này sẽ gây ra các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vào ban đêm và mức độ đau sẽ ngày càng tăng dần.
  • Nhiễm trùng não, màng não: Bệnh này gây nên cơn đau đầu liên tục với những dấu hiệu nhiễm trùng như cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động…
  • Bệnh lý cột sống: Các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ… hay căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh đều có thể gây nên chứng đau đầu và xuất hiện các cơn đau liên tục.

1.2. Đau đầu không do bệnh lý

  • Stress/căng thẳng trong một thời gian dài.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích như bia rượu, cà phê…
  • Cơ thể mất nước, gây nên thiếu máu, thiếu oxy lên não.
  • Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi hormone.
  • Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt

2. Có nên gội đầu khi đang đau đầu không?

Đau đầu có nên gội đầu không? Dưới đây là phương án gội đầu phù hợp dựa vào nguyên nhân gây ra cơn đau đầu:

2.1. Nếu cơn đau đầu là do bệnh lý 

Bạn vẫn có thể gội đầu nhưng cần lựa chọn thời điểm thích hợp và an toàn. Nếu sức khỏe không ổn định thì nên tránh gội đầu để tránh các biến chứng nguy hiểm. Thời gian tốt nhất để gội đầu là vào buổi trưa từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và để tóc tự nhiên khô. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết khi nào là thời điểm phù hợp để gội đầu với tình trạng đau đầu của mình.

2.2. Nếu cơn đau đầu không do bệnh lý

Trong trường hợp này, gội đầu có thể giúp bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái và tỉnh táo hơn. Kết hợp với massage da đầu để lưu thông tuần hoàn máu, tăng cung cấp oxy lên não sẽ giúp cải thiện tinh thần và giảm các cơn đau đầu hiệu quả.

3. Những thời điểm không nên gội đầu

5 sự thật về dầu gội đầu

3.1. Sau khi ăn no

Gội đầu sau khi ăn no ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng vì lượng máu dịch chuyển lên đầu. Đặc biệt đối với người bị bệnh tim mạch có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3.2. Say rượu

Không nên gội đầu bằng nước nóng hoặc lạnh sau khi say rượu vì nước nóng sẽ làm cho cơ thể khó khăn trong việc điều tiết nhiệt độ. Trong khi đó, nước lạnh có thể gây ra sốc nhiệt và các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt.

3.3. Quá khuya

Gội đầu sau 22h hoặc vào ban đêm (sau 9 giờ tối) gây co mạch máu, đau đầu mạn tính, tiền đình, chóng mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc.

3.4. Sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục và cơ thể đã vận động và tiết mồ hôi, không nên ngay lập tức gội đầu để tránh bị cảm lạnh. 

3.5. Khi sốt, khi vừa ốm dậy

Cả 2 trường hợp này sức đề kháng đang còn yếu. Việc gội đầu trong tình trạng này dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn. Đối tượng cần đặc biệt chú ý là trẻ em và người cao tuổi.

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc “Đau đầu có nên gội đầu không?”. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn nên tránh những thời điểm xấu trên. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm: Viên uống collagen