Sau khi nôn nên uống gì

264

Nôn ói là tình trạng hệ tiêu hoá đang bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi nôn cổ họng sẽ có cảm giác rất khó chịu, đau rát và bao tử thì cồn cào. Nôn ói sẽ dẫn đến mất nước rất nghiêm trọng, tình trạng này rất nguy hiểm đối với trẻ em và người già. Do đó, sau khi nôn nên uống gì để bù lại lượng nước đang bị thiếu hụt chơ cơ thể và cải thiện cảm giác khó chịu, đau rát cổ họng? Hãy theo dõi bài viết để tham khảo một số loại đồ uống nên dùng sau khi nôn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhé.

Một số loại đồ uống nên uống sau khi nôn

Sau khi nôn cơ thể sẽ mất rất nhiều nước, tuy nhiên người bệnh đường nên uống bất kỳ loại chất lỏng nào trong vòng từ 1-2 giờ. Lúc này miệng có thể sẽ bị khô và có mùi hôi khó chịu, người bệnh có thể súc miệng với nước hoặc ngậm một cục đá lạnh để ngăn ngừa cơn nôn ói. Sau khi tình trạng nôn đã giảm thì bắt đầu quá trình bù nước cho cơ thể, sử dụng nước hơi ấm để uống từ từ chậm rãi. Ngoài ra, người bệnh có thể uống một trong những đồ uống sau đây:

    Trà gừng: với đặc tính tiêu viêm, giảm đau thì gừng là một nguyên liệu giúp giảm các nôn ói hiệu quả. Đồng thời các chất chống vi khuẩn trong gừng có khả năng bảo vệ cũng như gia tăng quá trình phục hồi sức khoẻ của người bệnh sau nôn hiệu quả. Chỉ cần dùng một ít gừng cho vào nước đun sôi, có thể kết hợp với mật ong hoặc đường phèn để dễ uống hơn. Do đó người bệnh không cần phải băn khoăn sau khi nôn nên uống gì, bởi trà gừng sẽ giúp người bệnh khắc phục cảm giác khó chịu sau khi nôn.

    Sữa chua hoặc sữa đông: sau khi nôn người bệnh có thể uống một ly sữa hoặc sữa chua, bởi vì nó có tác dụng giúp tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra người bệnh cần nên sử dụng loại sữa không có hương vị để dạ dày được dễ chịu hơn.

Các loại đồ uống nên tránh sử dụng sau khi nôn

Bên cạnh những đồ uống nên sử dụng sau khi nôn thì người bệnh cũng nên tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm như:

    Nước ép rau củ quả: hàm lượng chất xơ và hàm lượng axit ở một số loại trái cây sẽ khiến cho dạ dày bị kích ứng.

   Cà phê: trong cà phê là chất có khả năng làm tăng nồng độ axit, dẫn đến tình trạng nôn ói kéo dài.

   Đồ uống có ga: các loại đồ uống có ga sẽ khiến cho dạ dày bị đầy hơi, đặc biệt trong một số đồ uống có ga cũng có thành phần cafein, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày. Sử dụng chúng sau khi nôn, người bệnh sẽ tiếp tục nôn thêm một lần nữa.

Vậy người bệnh cần chú ý sau khi nôn nên uống gì và không nên uống gì để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày cũng như sức khỏe.

nguồn: https://sacngockhang.com/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail