100G THỊT BÒ BAO NHIÊU PROTEIN?

89

100g thịt bò bao nhiêu Protein? Đây là câu hỏi thường được đặt ra khi ai đó quan tâm đến lượng Protein mà họ cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Thực tế, thịt bò là một trong những nguồn Protein chất lượng cao nhất và cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau. Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

 

Lượng Protein có trong 100g thịt bò là bao nhiêu?

Mẹo chọn mua, cách chế biến thịt bò không hôi và các món ngon từ thịt bò

 

Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu Protein tốt cho sức khỏe không thể bỏ qua. Được ưa chuộng trên toàn thế giới và là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh của vô số người. Nếu bạn đang tự hỏi “100g thịt bò chứa bao nhiêu Protein?”, thì thống kê từ USDA cho thấy trung bình mỗi 100g thịt bò cung cấp tới 26g Protein. Điều này chứng tỏ thịt bò không chỉ là một nguồn cung cấp Protein chất lượng cao, mà còn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, lượng Protein có thể thay đổi tùy vào từng bộ phận khác nhau của con bò. Cụ thể:

  • 100g thăn bò cung cấp khoảng 22.35g Protein. 
  • 100g bắp bò cung cấp khoảng 21.75g Protein.
  • 100g vai bò cung cấp khoảng 19g Protein.

Ngoài ra, cách chế biến thịt bò cũng gây ra lượng Protein cung cấp vào cơ thể là khác nhau. Cụ thể:

  • 100g thịt bò loại 1 cung cấp khoảng 21g Protein.
  • 100g thịt bò loại 2 cung cấp khoảng 18g Protein.
  • 100g thịt bò khô cung cấp khoảng 33.3g Protein.
  • 100g thịt bò bít tết cung cấp khoảng 27.1g Protein.
  • 100g thịt bò nướng cung cấp khoảng 24.7g Protein.
  • 100g thịt bò hầm/lẩu bò cung cấp khoảng 21.2g Protein.

 

Những lợi ích của thịt bò đối với người tập Gym

Cách phân biệt thịt bò già, bò tơ nhanh và chuẩn xác nhất

 

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc ăn thịt bò cho người tập Gym:

  • Cung cấp nguồn Protein chất lượng cao giúp xây dựng, duy trì và phát triển cơ bắp nhanh chóng.
  • Hỗ trợ giảm cân và đốt mỡ thừa nhờ chất CLA có khả năng đốt cháy mỡ cùng Protein giúp giảm cảm giác thèm ăn.
  • Cải thiện hiệu suất tập luyện giúp thúc đẩy quá trình tăng cơ và giảm mỡ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ giảm đau nhức cơ, giúp phục hồi và bảo vệ cơ bắp.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường miễn dịch giúp cơ thể ít bị mắc các bệnh ốm vặt hơn.

 

Lưu ý khi sử dụng thịt bò

Các thành phần dinh dưỡng trong thịt bò | Vinmec

 

Đối tượng không nên ăn thịt bò

Thịt bò là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên hoặc cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Các trường hợp đó bao gồm:

  • Người mắc bệnh Gout
  • Người đang bị sỏi thận
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch
  • Người có hàm lượng mỡ trong máu cao
  • Người bị dị ứng với thịt bò
  • Người có hệ tiêu hoá yếu
  • Người vừa mới trải qua phẫu thuật ở vùng bụng
  • Phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung
  • Người mắc bệnh viêm khớp
  • Người đang bị bệnh thuỷ đậu

Những thực phẩm không nên kết hợp chung với thịt bò

Khi ăn thịt bò để tăng cơ – giảm mỡ, nên kết hợp với các thực phẩm lành mạnh có ít calo, giàu Protein, chất béo tốt và rau xanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị trong chế biến, ưu tiên các món luộc, hấp, salad để kiểm soát calo và đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thịt bò. Nên tránh kết hợp thịt bò với các thực phẩm không tốt như sau:

  • Thịt bò + Thịt lợn: có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thịt. 
  • Thịt bò + Đậu nành: tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
  • Thịt bò + Hải sản: khiến cơ thể khó hấp thụ phospho
  • Thịt bò + Đậu đen: giảm khả năng hấp thụ Sắt vào cơ thể. 
  • Thịt bò + Lươn: gây rối tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu.
  • Thịt bò + Hạt dẻ: giảm giá trị sinh học của thịt bò. 
  • Thịt bò + Trà: gây táo bón, thậm chí là viêm niêm mạc ruột. 

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc “100g thịt bò bao nhiêu Protein?”. Hi vọng với những thông tin trên bạn đã có cho mình những món ăn kết hợp với thịt bò an toàn và hợp lý. 

Cùng xem: viên uống collagen được quan tâm gần đây,  Những bệnh không nên bổ sung collagen

Nguồn: https://hellosuckhoe.org/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail